Tác giả: - 27/06/2021
A A
Một số khái niệm trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa dùng ứng dụng công nghệ thông tin

Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm thực phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.[1]

Theo Điều 18, Tiêu chuẩn EC 178/2002: “Khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hoá thực phẩm, thức ăn động vật, động vật để sản xuất thực phẩm và tất cả những chất khác dự định đưa vào hoặc có khả năng được đưa vào h àng hoá thực phẩm hay thức ăn cho động vật phải được thiết lập ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.”.

Hình thức truy xuất thường được áp dụng là phương pháp thủ công như ghi chép, trao đổi dữ liệu xử lý bằng tay, hoặc cũng có thể được thực hiện tự động thông qua các công nghệ hỗ trợ như công nghệ thông tin, mã số mã vạch, mã QR… để số hóa, trao đổi, truy xuất dữ liệu tự động. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử và áp dụng các công nghệ thu thập dữ liệu trên nhãn truy xuất nguồn gốc đang trở nên phổ biến.

Mã số hàng hóa được hiểu là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hoàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục. Bởi vậy mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó một dãy số duy nhất.

Mã vạch hàng hóa là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khách nhau để các máy đọc gắn đầu laser nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server.

Về mã QR có thể hiểu như sau: QR Code, viết tắt của Quick response (tạm dịch: mã phản hồi nhanh) là dạng mã vạch hai chiều, dùng để mã hóa một dạng thông tin nào đó. Mã QR hay còn gọi là mã vạch ma trận là một dạng mã vạch 2 chiều (2D) thông dụng nhất ở Nhật hiện nay có thể đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch. Cấu trúc một ký hiệu mã QR gồm các hoa văn định vị, vùng dữ liệu, hay mô đun.

 


[1] Thông tư số: 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

 

CÁC TIN KHÁC